TT thép xây dựng: Giá giảm ở miền Bắc, miền Nam ổn định
Nhu cầu yếu, sức tiêu thụ chậm, để khuyến khích các nhà sản xuất thép xây dựng phía Bắc đã áp dụng các chương trình chiết khấu khiến giá thép trên thị trường giảm và phổ biến từ 100.000 – 150.000 đồng/tấn so với tháng 9, tùy theo từng chủng loại sản phẩm. Trong khi đó, tại các tỉnh phía Nam giá tương đối ổn định.
Ngược với nhu cầu, sản lượng thép trong tháng 10/2018 tăng mạnh, cụ thể thép thô tăng 63,6% ước đạt 1,844 triệu tấn; thép cán đạt 525,600 tấn, tăng 10,5%; thép thanh, thép góc ước đạt 494.100 tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, sản lượng sản xuất các sản phẩm này tăng lần lượt 40,5%, 6,6% và 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo, từ nay tới cuối năm, thị trường thép trong nước ổn định. Bộ Công Thương cũng khuyến nghị các doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước. Đồng thời, nỗ lực khép kín từ khâu đầu vào đến sản xuất để loại trừ dần nguồn gốc xuất xứ từ các nước nhằm giảm đến mức thấp nhất khả năng bị điều tra chống bán phá giá.
Ngược lại với thị trường nội địa, tình hình xuất-nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2018 sôi động, nhập khẩu đã suy giảm trong khi xuất khẩu tăng mạnh.
Cụ thể, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2018 cả nước nhập khẩu 11,46 triệu tấn sắt thép, tổng kim ngạch 8,36 tỷ USD, giảm 9,8% về lượng nhưng tăng 11,7% về kim ngạch so với 10 tháng đầu năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 10/2018 nhập khẩu 1,13 triệu tấn, tương đương 852,88 triệu USD, tăng trên 8% cả về lượng và trị giá so với tháng 9/2018. So với cùng tháng năm trước thì giảm 8,2% về lượng nhưng tăng 7,7% về kim ngạch.
Giá sắt thép nhập khẩu trong tháng 10/2018 đạt 753,2 USD/tấn, tăng 0,1% so với tháng 9/2018 và tăng 17,4% so với tháng 10/2017. Tính trung bình cả 10 tháng đầu năm đạt 729,2 USD/tấn, tăng 23,9% so với 10 tháng đầu năm 2017.
Sắt thép chủ yếu được nhập nhiều từ thị trường Trung Quốc, chiếm 46% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 5,32 triệu tấn, trị giá 3,83 tỷ USD, giảm 13% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu tăng 26,3%, đạt trung bình 720,8 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 nhập khẩu 520.509 tấn sắt thép từ thị trường này, đạt 377,65 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 13,4% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó.
Ngược lại, xuất khẩu sắt thép trong 10 tháng đầu năm 2018 tăng rất mạnh 38,2% về lượng và tăng 53% về kim ngạch so với 10 tháng đầu năm 2017, đạt 5,24 triệu tấn, trị giá 3,84 triệu USD. Riêng tháng 10/2018 đạt 654.330 tấn, tương đương 453,25 triệu USD, tăng 13,6% về lượng và tăng 11,2% về kim ngạch so với tháng 9/2018 và cũng tăng mạnh 35,8% về lượng và tăng 39,9% về kim ngạch so với tháng 10/2017.
Giá sắt thép xuất khẩu trung bình trong 10 tháng đầu năm tăng 10,7% so với cùng kỳ, đạt 731,6 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 giá xuất khẩu giảm 2% so với tháng 9/2018 nhưng tăng 3% so với cùng tháng năm 2017, đạt 692,7 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu chủ lực là Campuchia, chiếm 21% trong tổng lượng và chiếm 18,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 1,1 triệu tấn, tương đương 712,77 triệu USD, tăng mạnh 51,8% về lượng và tăng 75% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu sang thị trường này tăng 15,3%, đạt trung bình 645,3 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 đạt 128.805 tấn, tương đương 82,19 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 5,3% về kim ngạch so với tháng trước đó.
Thông tin liên quan
– Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành 2 quyết định về việc giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ và thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có Quyết định này, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát.
– Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) vừa công bố kết luận điều tra sơ bộ vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sắt/thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm có xuất xứ Việt Nam và Trung Quốc.
MITI kết luận, hàng hóa bị điều tra đang bán phá giá vào Malaysia và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Theo đó, MITI sẽ tiếp tục vụ việc điều tra và sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam ở 0 – 15,69% và từ Trung Quốc là 0 – 16,13% trong thời gian 120 ngày kể từ ngày 8/11.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
#1 Sửa chữa cải tạo nhà xưởng tại Long Khánh | 0903.775.567
#1 Sửa chữa cải tạo nhà xưởng tại Long Khánh | 0903.775.567 Dịch Vụ Sửa ...
#1 Sửa chữa cải tạo nhà xưởng tại Biên Hòa | 0903.775.567
#1 Sửa chữa cải tạo nhà xưởng tại Biên Hòa | 0903.775.567 Dịch Vụ Sửa ...
#1 Sửa chữa cải tạo nhà xưởng tại Đồng Nai | 0903.775.567
Dịch Vụ Sửa Chữa Cải Tạo Nhà Xưởng Tại Đồng Nai – Hùng Phát CNC ...
#1 Thi công nhà xưởng tại Bình Dương | 0903.775.567 Mr Hùng
#1 Thi công nhà xưởng tại Bình Dương | 0903.775.567 Mr Hùng #1 Thi công ...